Luật sư Đình Tiệp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Luật sư Đình Tiệp

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Quyền nuôi con khi ly hôn

bởi lstiep 2 Tháng Tư, 2024

1. Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định nêu trên, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:

+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…

+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.

3. Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:

– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, sau khi cha hoặc mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.

4. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn không được quyền cản trở người còn lại thăm nom, chăm sóc con

Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Đồng thời, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tham khảo bài viết. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Luật sư Đình Tiệp và Cộng sự

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 173 9928

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Website: luatsudinhtiep.com

1
Facebook
Tin trước
Nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn
Tin tiếp
Thủ tục nhập khẩu sản phẩm động vật (thịt bò đông lạnh, thịt bò sống)

Bài viết liên quan

Nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly...

Tổng hợp thủ tục ly hôn mới nhất

Tư vấn phân chia tài sản chung của...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ pháp lý
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Đất đai – Nhà ở
    • Đấu giá – Công chứng
    • Hôn nhân gia đình
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Lao động
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tố tụng tại Toà
  • Dịch vụ tư vấn
  • Lĩnh vực khác
  • Tin pháp luật

BÀI VIẾT MỚI

  • Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

    20 Tháng Ba, 2024
  • Quy trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai 2024

    20 Tháng Ba, 2025
  • NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    13 Tháng Ba, 2025
  • Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

    13 Tháng Ba, 2025
  • Quy Trình Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện, Hồ Sơ, Và Quy Định Mới Nhất

    7 Tháng Ba, 2025
  • Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy Thêm Năm 2025

    17 Tháng Hai, 2025

GIỚI THIỆU

Dinh Tiep & Partner là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

DINH TIEP & PARTNER

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0941 739 928

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật sư Đình Tiệp

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS