Luật sư Đình Tiệp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Luật sư Đình Tiệp

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không?

bởi lstiep 13 Tháng Tư, 202414 Tháng Tư, 2024

Cho tôi hỏi người lao động bị tai nạn do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không? Câu hỏi từ chị H.T.H 

Tai nạn lao động là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Giải thích từ ngữ

…

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

…

Và theo khoản Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:

Phân loại tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó tai nạn lao động là trường hợp người lao động đang trong quá trình lao động, thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì gặp tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong.

Tai nạn lao động được phân làm 3 loại:

– Tai nạn lao động làm chết người lao động;

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng;

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.

Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra thì có được bồi thường không?

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

…

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

…

Theo đó người lao động bị tai nạn mà do lỗi của chính họ gây ra sẽ không được người sử dụng lao động bồi thường.

Tuy nhiên người lao động bị tai nạn mà do lỗi của chính họ gây ra sẽ được một khoản tiền trợ cấp theo luật định từ phía người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì mới được người sử dụng lao động bồi thường.

Cách tính mức trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động do lỗi chính mình gây ra như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Trợ cấp tai nạn lao động

…

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

…

Bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:

Một phần của bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tải chi tiết bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH: 

Theo đó mức người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động bị tai nạn do lỗi chính mình gây như sau:

– Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng ít nhất 12 tháng lương.

– Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng ít nhất 12 tháng lương.

– Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được hưởng ít nhất 0,6 tháng tiền lương;

– Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

+ Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Luật sư Đình Tiệp và Cộng sự

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 173 9928

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Website: luatsudinhtiep.com

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tham khảo bài viết. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

0
Facebook
Tin trước
Công ty có trách nhiệm gì đối với nhân viên bị tai nạn lao động dưới 5%?
Tin tiếp
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị thương nặng trong tai nạn lao động thì người phát hiện có trách nhiệm gì?

Bài viết liên quan

Công ty có trách nhiệm gì đối với...

Người lao động làm việc không theo hợp...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ pháp lý
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Đất đai – Nhà ở
    • Đấu giá – Công chứng
    • Hôn nhân gia đình
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Lao động
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tố tụng tại Toà
  • Dịch vụ tư vấn
  • Lĩnh vực khác
  • Tin pháp luật

BÀI VIẾT MỚI

  • Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

    20 Tháng Ba, 2024
  • Quy trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai 2024

    20 Tháng Ba, 2025
  • NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    13 Tháng Ba, 2025
  • Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

    13 Tháng Ba, 2025
  • Quy Trình Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện, Hồ Sơ, Và Quy Định Mới Nhất

    7 Tháng Ba, 2025
  • Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy Thêm Năm 2025

    17 Tháng Hai, 2025

GIỚI THIỆU

Dinh Tiep & Partner là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

DINH TIEP & PARTNER

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0941 739 928

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật sư Đình Tiệp

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS