Luật sư Đình Tiệp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Luật sư Đình Tiệp

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Một số hợp đồng, giao dịch quy định phải công chứng, chứng thực

bởi lstiep 14 Tháng Tư, 202415 Tháng Tư, 2024

Hiện nay, xét theo tiêu chí về công chứng, chứng thực thì hợp đồng, giao dịch được chia thành hai loại là hợp đồng, giao dịch phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và hợp đồng, giao dịch  được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Pháp luật hiện hành không có quy định tổng hợp các loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng, chứng thực mà nội dung này được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau. Để tổ chức, cá nhân tiện theo dõi, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số hợp đồng, giao dịch pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực và hậu quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện quy định này.

Các loại hợp đồng, giao dịch phổ biến phải công chứng, chứng thực:

1. Trong lĩnh vực đất đai

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức kinh doanh bất động sản).

2. Trong lĩnh vực nhà ở

Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở).

3. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

– Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực (Điều 47).

– Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng (Khoản 2 Điều 96).

4. Trong lĩnh vực thừa kế tài sản

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

– Tại Khoản 3 Điều 630: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Tại Khoản 5 Điều 630: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

– Tại Khoản 5 Điều 647: Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

5. Các loại hợp đồng, giao dịch khác

– Khoản 1 Điều 459Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

– Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì phải công chứng hoặc chứng thực.

– Điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014  của Bộ Công an quy định: Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

– Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành.

– Khoản 2 Điều 48 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp không thực hiện quy định về công chứng, chứng thực

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó (Khoản 2 Điều 119)

– Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực (Điều 129)./.

 

0
Facebook
Tin trước
Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng đến đâu?
Tin tiếp
Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm...

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP...

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận...

Một số điểm cần lưu ý khi ký...

Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây...

Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ pháp lý
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Đất đai – Nhà ở
    • Đấu giá – Công chứng
    • Hôn nhân gia đình
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Lao động
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tố tụng tại Toà
  • Dịch vụ tư vấn
  • Lĩnh vực khác
  • Tin pháp luật

BÀI VIẾT MỚI

  • Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

    20 Tháng Ba, 2024
  • Quy trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai 2024

    20 Tháng Ba, 2025
  • NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    13 Tháng Ba, 2025
  • Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

    13 Tháng Ba, 2025
  • Quy Trình Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện, Hồ Sơ, Và Quy Định Mới Nhất

    7 Tháng Ba, 2025
  • Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy Thêm Năm 2025

    17 Tháng Hai, 2025

GIỚI THIỆU

Dinh Tiep & Partner là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

DINH TIEP & PARTNER

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0941 739 928

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật sư Đình Tiệp

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS