Luật sư Đình Tiệp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Luật sư Đình Tiệp

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin pháp luật
  • Dịch vụ pháp lý
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân gia đình
    • Tố tụng tại Toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá – Công chứng
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ tư vấn
  • Liên hệ

Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

bởi lstiep 20 Tháng Ba, 202414 Tháng Tư, 2024

Để sản xuất nước đóng chai và đưa sản phẩm của mình ra thị trường, cơ sở cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Dưới dây là một số quy định về việc thực hiện thủ tục này.

1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

  • Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
  • Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
  • Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
  • Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
  • Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Các điều kiện khác theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.

2. Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm 
  • Giấy xác nhận đủ kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

3. Thẩm quyền cấp 

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4. Thủ tục, trình tự

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở lập hồ sơ và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.

Bước 2: Thẩm định thực tế tại cơ sở

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.

Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Nếu quy trình xin giấy giấy phép nêu trên khó hiểu hoặc phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức, thì Quý khách hàng có thể tìm hiểu dịch vụ xin giấy phép của bên thứ 3 để hỗ trợ thủ tục đăng ký nhanh nhất với chi phí phù hợp. Luật sư Đình Tiệp và Cộng sự sẵn sàng hỗ trợ thực hiện:

Luật sư Đình Tiệp và Cộng sự

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 173 9928

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Website: luatsudinhtiep.com

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng tham khảo bài viết. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

0
Facebook
Tin trước
Điều kiện về Phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Tin tiếp
Tổng hợp thủ tục ly hôn mới nhất

Bài viết liên quan

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư...

Thủ tục nhập khẩu sản phẩm động vật...

Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm...

Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy...

Điều kiện về Phòng cháy chữa cháy đối...

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký...

Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động...

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận...

Luật sư riêng cho doanh nghiệp

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ pháp lý
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Đất đai – Nhà ở
    • Đấu giá – Công chứng
    • Hôn nhân gia đình
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Lao động
    • Lập vi bằng – Dịch vụ khác
    • Sở hữu trí tuệ
    • Tố tụng tại Toà
  • Dịch vụ tư vấn
  • Lĩnh vực khác
  • Tin pháp luật

BÀI VIẾT MỚI

  • Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

    20 Tháng Ba, 2024
  • Quy trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai 2024

    20 Tháng Ba, 2025
  • NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

    13 Tháng Ba, 2025
  • Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Cần Làm Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

    13 Tháng Ba, 2025
  • Quy Trình Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện, Hồ Sơ, Và Quy Định Mới Nhất

    7 Tháng Ba, 2025
  • Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Dạy Thêm Năm 2025

    17 Tháng Hai, 2025

GIỚI THIỆU

Dinh Tiep & Partner là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

DINH TIEP & PARTNER

Địa chỉ: Số 2/42 phố Bằng B, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Email: luatsudinhtiep@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0941 739 928

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật sư Đình Tiệp

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS